Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0975.453.186
Hotline: 02378.999.999

Cháo thuốc bổ dưỡng dành cho sĩ tử

Hằng năm, vào đầu tháng 6, khi các em học sinh cả nước bước vào kỳ thi tốt nghiệp cũng là thời điểm nắng nóng nhất của mùa hè. Áp lực học tập và thi cử khiến các em mệt mỏi, biếng ăn, thiếu ngủ, đau đầu, nhức mỏi mắt, dẫn đến sức khỏe giảm sút… Để các sĩ tử đạt được kết quả tốt nhất trong thi cử, ngoài sự quan tâm động viên của người thân thì chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày cho các em cũng rất quan trọng. Xin giới thiệu một số món cháo bổ khí huyết, tăng trí não để các bậc phụ huynh tham khảo.

Cháo xương sống lợn: xương sống lợn 500g, bỏ gân và màng nhầy rửa sạch chặt miếng. Gạo tẻ 150g vo sạch. Cho gạo và xương sống lợn vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo chín cho hành hoa, củ kiệu vào đun tiếp 10 phút, thêm gia vị, muối, dầu ăn vừa đủ, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: chống mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, không muốn ăn.

Cháo thịt chim sẻ: chim sẻ 5 con làm sạch lông, bỏ nội tạng, thêm gia vị, dầu thực vật. Gạo tẻ 150g vo sạch. Cho gạo và chim sẻ vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo, cháo chín cho bột gia vị, chia ăn trong ngày. Công dụng: bổ âm, trị hoa mắt chóng mặt.

Cháo cá trê, đậu đen: cá trê 1 con 400g, đậu đen xanh lòng 200g, gạo nếp 20g, trần bì 1 miếng, bột gia vị, hành, mùi, hạt tiêu vừa đủ. Cá trê làm sạch, đậu đen ngâm cho nở, trần bì ngâm nước 15 phút cạo sạch lớp trắng, rửa sạch để ráo. Gạo vo sạch cho vào nồi cùng cá, trần bì, bột gia vị, đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo chín cho rau mùi, hạt tiêu ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ, bổ thận, thông huyết. Trị kém ăn, mất ngủ, mệt mỏi, chóng mặt hoa mắt, ù tai.

Kỷ tử, táo, trứng gà: kỷ tử 20g, táo 20g, trứng gà 2 quả. Luộc chung tất cả; khi trứng chín bóc vỏ rồi cho vào đun tiếp 10 phút nữa. Hàng ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần. Công dụng: chữa khí huyết suy kém, hoa mắt chóng mặt.

Trứng gà nấu kỷ tử, táo tàu chữa khí huyết suy kém, hoa mắt chóng mặt.

 Canh đậu đỏ, đại táo: đậu đỏ 250g, đại táo 200g, đường phèn vừa đủ. Đậu đỏ ngâm nước qua đêm, hôm sau rửa sạch, để ráo. Táo ngâm nước lạnh 5 phút rửa sạch bụi. Cho đậu đỏ vào nồi, nước đủ dùng, đun nước sôi sau hạ nhỏ lửa, nấu đến khi hạt đậu nứt đôi thì cho táo vào nấu chung. Khi hai thứ chín mềm cho đường phèn vào, nấu đường tan, nếm vừa ăn là được, ăn trong ngày. Đây là món chè, ăn hết cả cái lẫn nước. Còn khi dùng để chữa bệnh thì chỉ uống nước canh. Công dụng: bổ trung ích khí, bồi bổ trí nhớ, chống suy nhược cơ thể.

Canh thịt dê: thịt nạc dê 100g, đương quy 20g, gừng 10g, bột gia vị vừa đủ. Thịt dê cắt miếng, đương quy rửa sạch. Cho thịt dê, đương quy, gừng vào nồi, đổ nước vừa đủ, hầm chín kỹ, nêm bột gia vị. Ăn trong bữa cơm. Công dụng: bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, trị đau lưng, mệt mỏi, chóng mặt, ù tai.

Canh óc lợn, táo tàu: óc lợn 1 cái, tiểu mạch 30g, táo Tàu 20g, đường trắng vừa đủ. Óc lợn rửa sạch lọc bỏ máu, gân. Tiểu mạch rửa sạch để ráo, táo Tàu ngâm nước nóng, rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun chín kỹ. Chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: bổ não, hòa huyết, dưỡng tâm, trừ phiền, trị hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, ra nhiều mồ hôi.

Canh cá mè, xuyên khung: đầu cá mè 1 cái, xuyên khung 60g, bạch chỉ 60g. Các vị rửa sạch, bổ đôi đầu cá mè, cho tất cả vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành canh cho chín nhừ. Ăn cá uống canh. Công dụng: bổ não tủy, chữa đau đầu, hoa mắt chóng mặt.

Lương y Minh Chánh – Báo Sức khỏe và Đời sống

Bệnh viện Thanh Hà chung tay ngăn chặn đại dịch, bảo vệ sức khỏe người dân:

  • Tổ chức sàng lọc, phân luồng người bệnh ngay khi người bệnh đến đăng ký khám bệnh. Không để xảy ra nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế và các người bệnh khác. Theo đó, người bệnh bắt buộc phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đi qua cửa kiểm tra thân nhiệt và khai báo y tế. Sau đó, tùy vào tình trạng sức khỏe và yếu tố dịch tễ, người bệnh sẽ được hướng dẫn đi theo các cổng riêng biệt.
  • Người đến bệnh viện lưu ý giữ khoảng cách an toàn với người bên cạnh.
  • Mỗi bệnh nhân đến khám, chỉ được tối đa 1 người nhà đi cùng vào bệnh viện.
  • Đối với bệnh nhân nằm viện và sản phụ đi sinh, chỉ được 1 người nhà ở lại. Người nhà phải đăng ký với bệnh viện. Bệnh viện đã có đủ đồ dùng dành cho mẹ và bé nên trong suốt thời gian ở Bệnh viện, người nhà hạn chế đi lại, giao tiếp với nhiều người trong bệnh viện và tuyệt đối không đi ra khỏi Bệnh viện.
  • Bệnh viện Thanh Hà đã có đội ngũ lễ tân, điều dưỡng tiếp đón và hướng dẫn, chăm sóc, phục vụ người bệnh chu đáo trong suốt quá trình khám chữa bệnh và nằm viện 24/24h. Vì vậy, người bệnh không cần lo lắng khi không có nhiều người nhà đi và ở cùng.
  • Ngoài người nhà theo quy định ở trên, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, bệnh viện từ chối người đến thăm. Liên hệ tổng đài 0975.453.186 để được tư vấn miễn phí các vấn đề sức khoẻ hỗ trợ mùa dịch và đăng ký khám trước 1 ngày để tránh đông, hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Chữa bệnh mụn rộp do virut Herpes – simplex dùng thuốc gì?

Nguyên nhân gây bệnh mụn rộp (ec – pet) do virut Herpes – simplex typ I và II gây nên. Read more

Nhận diện “thủ phạm” gây mùi cơ thể

Chế độ ăn uống, công việc, triệu chứng bệnh…, tất cả đều được báo hiệu qua dấu hiệu nhạy cảm Read more

Ngừa viêm tụy cấp, cách gì?

Có khoảng 80% viêm tụy cấp có nguyên nhân, 20% không rõ nguyên nhân. Ở Việt Nam, viêm tụy thường Read more

Kháng sinh tetracycline và những lưu ý về tác dụng phụ

Cũ mà vẫn hiệu quả Tetracycline là một dòng kháng sinh phổ rộng, có hiệu lực với hầu như các Read more

Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 02378.999.999 để được tư vấn cụ thể.

Lý do bạn nên chọn Bv Thanh Hà

Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho người bệnh ở tỉnh xa

Liên hệ: 02378.999.999

    ĐĂNG KÝ
    ĐẶT HẸN KHÁM CHỮA BỆNH
    Tư vấn bác sĩ: 0975.453.186





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *