Mục lục
PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
-
Lịch sử phát triển
Ngay từ những ngày chuẩn bị hoàn thiện công trình xây dựng Bệnh viện đa khoa Thanh Hà, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần bệnh viện đa khoa Thanh Hà cùng với Giám đốc bệnh viện đã từng bước xây dựng mô hình tổ chức của bệnh viện với một ý tưởng phải phát triển Bệnh viện thành Bệnh viện đa khoa hạng II trong tương lai.
Từ kế hoạch đó, tháng 11 năm 2011, Phòng Kế Hoạch tổng hợp được hình thành. Ban đầu chỉ vỏn vẹn có 03 nhân viên (01 BS phụ trách phòng và 02 điều dưỡng viên), với nhiệm vụ:
– Xây dựng các quy trình hoạt động của từng khoa/phòng trong bệnh viện.
– Xây dựng các quy chế hoạt động của bệnh viện dựa trên Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT của Bộ Y tế về quy chế hoạt động bệnh viện.
– Soạn thảo, hoàn thiện các văn bản, các công tác chuẩn bị hồ sơ năng lực để báo cáo Sở Y tế, các Sở, Ban, Ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, để trình Bộ Y tế phê duyệt đề án đưa bệnh viện đi vào hoạt động.
Tháng 03 năm 2012 bệnh viện được phép của Sở Y tế Thanh Hóa triển khai công tác khám bệnh, chưa bệnh dưới hình thức phòng khám đa khoa trực thuộc Công ty CP BVĐK Thanh Hà.
Ngày 02/07/2012 Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động số 06/QĐ-BYT cho Bệnh viện đa khoa Thanh Hà. Ngày 20/07/2012 bệnh viện chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức bệnh viện đa khoa ngoài công lập. Lãnh đạo công ty và lãnh đạo bệnh viện đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức của bệnh viện đa khoa với 03 phòng chức năng (Phòng KHTH, Phòng TCKT, phòng TCHC) và 8 khoa lâm sàng và cận lâm sàng).
Năm 2015, Phòng KHTH bổ sung thêm bộ phận Công nghệ thông tin.
Năm 2018, Phòng KHTH bổ sung thêm bộ phận tiếp đón bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đến khám bệnh, chữa bệnh.
Năm 2020, Xuất hiện bệnh dịch do Virus Corona gây nên, Phòng KHTH đảm nhiệm thêm nhiệm vụ kiểm soát, phòng và chống dịch Covid-19.
Tháng 10/2020, Phòng KHTH đảm nhiệm thêm chức năng khám bệnh, điều trị bệnh đái tháo đường.
-
Chức năng
Phòng KHTH là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về:
– Kế hoạch hoạt động của các khoa, phòng.
– Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy chế bệnh viện.
– Tổ chức chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyên môn bệnh viện.
– Kế hoạch hoạt động và đôn đốc kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của điều dưỡng toàn bệnh viện.
– Đảm bảo thông suốt hoạt động hệ thống công nghệ thông tin của toàn bệnh viện.
– Thực hiện khám chữa bệnh và điều trị ngoại trú nội tiết đái tháo đường.
- Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của phòng Kế hoạch tổng hợp được quy định tại Quy chế bệnh viện (ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/09/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
– Căn cứ vào nhiệm vụ của bệnh viện, hướng dẫn các khoa/phòng lập kế hoạch thực hiện các mặt hoạt động của bệnh viện.
– Tổ chức, theo dõi, đôn đốc, đánh giá hiệu quả việc thực hiện kế hoạch, quy chế bệnh viện để báo cáo giám đốc xem xét, chỉ đạo.
– Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện. Phối hợp với các trường để tổ chức thực hành cho học viên.
– Tổng kết đánh giá công tác chuyên môn, triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong toàn bệnh viện.
– Tổ chức việc điều hòa phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong bệnh viện, giữa bệnh viện với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh chữa bệnh của bệnh viện.
– Tổ chức thực hiện công tác hợp tác quốc tế theo kế hoạch của bệnh viện và quy định của Nhà nước.
– Đảm bảo việc lưu trữ, thống kê, khai thác hồ sơ bệnh án theo quy định.
– Tổ chức công tác thường trực toàn bệnh viện.
– Xây dựng quy hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện để trình giám đốc xét duyệt và báo cáo cấp trên.
– Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác điều trị, báo cáo giám đốc và cơ quan cấp trên.
– Chuẩn bị các phương án phòng chống thiên tai, thảm họa và các trường hợp bất thường khác để trình giám đốc và các tổ chức thực hiện.
– Tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện theo thông tư 07 /2011/TT-BYT về hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của phòng điều dưỡng.
– Đảm bảo kế hoạch hoạt động của hệ thống công nghệ thông tin của toàn bệnh viện.
-
Tổ chức nhân sự:
– Trưởng phòng: BSCKI Đỗ Thị Khải.
– Phó Trưởng Phòng: CN Nguyễn Thị Phương
– Tổng số cán bộ, nhân viên gồm: 13 người (01 Bác sỹ chuyên khoa II, Bác sỹ CKI, 02 Cử nhân điều dưỡng đại học, 03 điều dưỡng cao đẳng, 02 cử nhân công nghệ thông tin).
-
Thành tựu
– Tập thể lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
-
Quản lý công tác phòng
– Triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế của Nhà nước, Bộ Y tế và của Bệnh viện.
– Tổ chức giao ban phòng, tham gia giao ban bệnh viện, tham gia sinh hoạt khoa học.
– Thường xuyên giáo dục nâng cao y đức trong nhân viên, cán bộ và thực hiện tốt quy chế giao tiếp ứng xử.
– Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của khoa như: Nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế được bệnh viện giao theo quy định.
– Tổ chức thống kê, lưu chữ hồ sơ theo quy chế bệnh viện.
– Tổ chức hoạt động công tác điều dưỡng của toàn bệnh viện
– Tổ chức đảm bảo hoạt động công nghệ thông tin của toàn bệnh viện.
– Quản lý chất lượng bệnh viện.
– Tổ chức thực hiện khám chữa bệnh và điều trị ngoại trú nội tiết đái tháo đường.
-
Công tác đào tạo và đào tạo lại
– Lên kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong bệnh viện. Phối hợp với các khoa phòng lập kế hoạch tổ chức chỉ đạo chuyên khoa, hỗ trợ chuyên môn kĩ thuật với mục tiêu hướng về cộng đồng để thực hiện tốt cong tác chăm sóc sức khỏe.
-
Tầm nhìn và định hướng phát triển
Gần 10 năm xây dựng và phát triển, cùng với sự lớn mạnh không ngừng của bệnh viện, đến nay phòng Kế hoạch Tổng hợp trở thành một trong những phòng chức năng quan trọng nhất của bệnh viện, tham mưu và giúp việc cho Ban Giám đốc trong nhiều mặt hoạt động chuyên môn.
Trong từng giai đoạn, Phòng Kế hoạch Tổng hợp đã có những thay đổi về cơ cấu, chức năng nhiệm vụ để đáp ứng nhu cầu phát triển của bệnh viện. Phòng Kế hoạch Tổng hợp đã nâng cấp và hoàn thiện quy trình làm việc tại từng bộ phận:
– Thực hiện hệ thống báo cáo nội bộ bằng phần mềm, nối mạng bệnh viện để theo dõi bệnh nhân ra, vào viện.
– Bộ phận Hồ sơ: quản lý và lưu trữ hồ sơ bằng máy tính cũng như cho mượn hồ sơ phục vụ nghiên cứu và đào tạo nhanh, kịp thời, tránh thất thoát. Tổ chức, giám sát quản lý bệnh theo ICD 10, tiến tới xây dựng bệnh án điện tử. Cập nhật tình hình bệnh nhân, báo cáo, giám sát và đánh giá, phân loại theo mô hình bệnh tật.
– Phòng Kế hoạch Tổng hợp đã và sẽ tiếp tục phối hợp với các khoa phòng nhằm tổng kết hoạt động của tất cả các bộ phận trong 1 năm.