Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0975.453.186
Hotline: 02378.999.999

Vận động thể thao – Liều thuốc giảm đau hữu hiệu

Thoái hóa khớp (THK) là tình trạng xuống cấp tiến triển của sụn khớp, có thể do tự nhiên hay do một yếu tố nào đó. Bên cạnh đó là sự tự điều chỉnh không hợp lý của những thành phần kế cận là bao khớp và xương khiến cho diễn biến ngày càng xấu đi, khớp giảm khả năng vận động, đau và dần dần biến dạng. Đặc biệt, với lứa tuổi 70 trở đi, hầu như mọi người đều có dấu hiệu THK.

Tổn thương THK thường gặp ở cột sống, nhất là ở cột sống vùng thắt lưng và cột sống cổ; ở chi dưới như khớp gối, khớp háng; ở chi trên như khớp vai. Phần lớn người chỉ bị tổn thương một vài khớp, ít khi nhiều khớp.

Vận động TDTT để giảm đau

Tập TDTT đều đặn, vừa sức sẽ giúp cho cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Đó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Tuy nhiên, nếu không luyện tập đúng cách thì việc tập TDTT sẽ gây tác dụng ngược.

Tập luyện TDTT hàng ngày giúp vận động gối ở mức vừa phải, khi vận động dịch khớp gối được các tế bào sụn hấp thu và tăng cường sức sống cho tế bào sụn. Những môn chơi thể thao được cho là ít ảnh hưởng áp lực lên gối như bơi, đạp xe, tập thể lực tư thế nằm hay ngồi, đi bộ nhẹ nhàng không quá 30 phút mỗi ngày, tập thể lực dưới nước là môn khá thích hợp. Tập các nhóm cơ quanh gối, tùy theo loại tổn thương là gì mà sẽ ưu tiên nhóm cơ bên trong hay bên ngoài.

Các tư thế xấu làm tổn thương khớp gối bao gồm leo cầu thang, ngồi xổm, khiêng vác quá nặng, tăng trọng lượng cơ thể. Dụng cụ hỗ trợ cho gối còn tùy thuộc tình trạng bệnh lý ở đâu. Ví dụ, tăng áp lực cánh ngoài bánh chè sẽ phải mang dụng cụ kéo bánh chè vào bên trong nhằm đưa bánh chè chạt đúng trong rãnh lồi cầu đùi… Nên bắt đầu bằng những động tác nhẹ nhàng và chậm rãi, sau đó tăng dần lên tùy phản ứng của cơ thể.

Phòng bệnh và điều trị

Để phòng và hạn chế THK, ngay khi ở tuổi ngoài 40, chúng ta cần tập TDTT đều đặn để tránh béo phì hoặc bị tiểu đường vì THK rất thường gặp, dễ xảy ra nặng ở những người mắc căn bệnh này. Tránh những động tác quá mạnh vì chúng có thể lệch trục khớp và cột sống.

Ngoài ra, nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để các cơ quan trong cơ thể tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc quá dài, quá sức chịu đựng của cơ thể vì điều này sẽ làm tổn thương đến khớp.

Thông thường, THK thường được điều trị bằng thuốc uống, thuốc tiêm, nhưng vì thuốc điều trị khớp hay gây tác dụng phụ, vì vậy, không nên dùng trong một thời gian quá dài. Khi bệnh nhẹ, có thể làm vật lý trị liệu là tốt nhất (chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn, xung điện để giảm đau) và nghỉ ngơi nhiều hơn. Giai đoạn nặng hơn mới dùng kháng viêm giảm đau non-steroid, thậm chí nếu giai đoạn nặng hơn nữa có thể phải tiêm corticoid hay nội soi làm sạch khớp.

Chế độ ăn khi bị THK

Khi bị THK, hãy tránh những thực phẩm có hàm lượng purin và fructose cao như thịt gia súc, gan động vật, thịt lợn muối, đặc biệt phải tránh các món ăn có nguy cơ làm tăng mỡ trong máu như: thịt mỡ, bơ, xúc xích, jăm bông… vì nó làm tăng rất nhanh tình trạng viêm, tấy của khớp.

Trong quá trình chữa trị, cần ăn sữa bò, sữa đậu nành, đại táo, thức ăn giàu chất sụn có tác dụng khôi phục sụn khớp như vây cá. Khi khớp sưng đau, nên ăn các món giải nhiệt như dưa hấu, bí xanh, đậu phụ… Kiêng các món nhiều mỡ, các món nướng, cay và quá nóng.

  Phạm Nguyễn

Bệnh viện Thanh Hà chung tay ngăn chặn đại dịch, bảo vệ sức khỏe người dân:

  • Tổ chức sàng lọc, phân luồng người bệnh ngay khi người bệnh đến đăng ký khám bệnh. Không để xảy ra nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế và các người bệnh khác. Theo đó, người bệnh bắt buộc phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đi qua cửa kiểm tra thân nhiệt và khai báo y tế. Sau đó, tùy vào tình trạng sức khỏe và yếu tố dịch tễ, người bệnh sẽ được hướng dẫn đi theo các cổng riêng biệt.
  • Người đến bệnh viện lưu ý giữ khoảng cách an toàn với người bên cạnh.
  • Mỗi bệnh nhân đến khám, chỉ được tối đa 1 người nhà đi cùng vào bệnh viện.
  • Đối với bệnh nhân nằm viện và sản phụ đi sinh, chỉ được 1 người nhà ở lại. Người nhà phải đăng ký với bệnh viện. Bệnh viện đã có đủ đồ dùng dành cho mẹ và bé nên trong suốt thời gian ở Bệnh viện, người nhà hạn chế đi lại, giao tiếp với nhiều người trong bệnh viện và tuyệt đối không đi ra khỏi Bệnh viện.
  • Bệnh viện Thanh Hà đã có đội ngũ lễ tân, điều dưỡng tiếp đón và hướng dẫn, chăm sóc, phục vụ người bệnh chu đáo trong suốt quá trình khám chữa bệnh và nằm viện 24/24h. Vì vậy, người bệnh không cần lo lắng khi không có nhiều người nhà đi và ở cùng.
  • Ngoài người nhà theo quy định ở trên, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, bệnh viện từ chối người đến thăm. Liên hệ tổng đài 0975.453.186 để được tư vấn miễn phí các vấn đề sức khoẻ hỗ trợ mùa dịch và đăng ký khám trước 1 ngày để tránh đông, hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Bệnh nhân bệnh viện ĐK Thanh Hà làm thơ cảm ơn các y bác sỹ

Bệnh nhân nội phòng 416 Nhân tặng đại gia đình bệnh viện Đa Khoa Thanh Hà Đoàn quân áo trắng Read more

Chữa bệnh mụn rộp do virut Herpes – simplex dùng thuốc gì?

Nguyên nhân gây bệnh mụn rộp (ec – pet) do virut Herpes – simplex typ I và II gây nên. Read more

Nhận diện “thủ phạm” gây mùi cơ thể

Chế độ ăn uống, công việc, triệu chứng bệnh…, tất cả đều được báo hiệu qua dấu hiệu nhạy cảm Read more

Ngừa viêm tụy cấp, cách gì?

Có khoảng 80% viêm tụy cấp có nguyên nhân, 20% không rõ nguyên nhân. Ở Việt Nam, viêm tụy thường Read more

Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 02378.999.999 để được tư vấn cụ thể.

Lý do bạn nên chọn Bv Thanh Hà

Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho người bệnh ở tỉnh xa

Liên hệ: 02378.999.999

    ĐĂNG KÝ
    ĐẶT HẸN KHÁM CHỮA BỆNH
    Tư vấn bác sĩ: 0975.453.186





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *